Cấu trúc Lực_lượng_Phòng_vệ_Mặt_đất_Nhật_Bản

Tổng Hành Dinh của Quân khu Trung tâm tại Itami.Sơ đồ phân bố các Sư đoàn, Lữ đoàn của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật BảnĐội quân nhạc của Nhật tại trại Narashino năm 2008Tổ chức Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có khoảng 150.000 người (bao gồm cả đặc nhiệm). Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản được gọi là Mạc Liêu Trưởng Lục tướng (tương đương cấp Đại tướng) là chỉ huy cao nhất Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Dưới sự quản lý của Tham mưu trưởng là 5 quân khu. Các quân đoàn Nhật Bản được gọi là Phương Diện Đội (Hōmentai (方面隊)), có quy mô từ 20.000 đến 30.000 người, được chỉ huy bởi một Lục tướng.

Mỗi Phương Diện Đội có trách nhiệm phòng vệ tại một quân khu cụ thể. Dưới Phương Diện Đội là các Sư đoàn quy mô từ 6.000 đến 9.000 người và các Lữ đoàn có quy mô từ 3.000 đến 4.000 người và một số đơn vị hỗ trợ khác.

Trong khi đó, khác với cấp Lữ đoàn, cấp Trung đoàn nằm trong cơ cấu của các Sư đoàn có quy mô tương đương cấp Tiểu đoàn của các quốc gia khác, còn cấp Tiểu đoàn có quy mô tương đương cấp Đại đội. Sư đoàn và Lữ đoàn ở Nhật được xem cấp cơ bản, quan trọng nhất, do có cấu tạo hỗn hợp và có khả năng ứng chiến linh hoạt cao.

Hệ thống chỉ huy từ cao xuống thấp trong quân đội Nhật Bản:

• Chỉ huy trưởng cấp Quân đoàn-Quân khu là Lục tướng (tương đương cấp Trung tướng).

• Chỉ huy trưởng cấp Sư đoàn là Lục tướng hổ (tương đương cấp Thiếu tướng).

• Chỉ huy trưởng cấp Lữ đoàn là Nhất đẳng lục tá (tương đương cấp Đại tá).

• Chỉ huy trưởng cấp Tiểu đoàn là Nhị đẳng lục tá (tương đương cấp Trung tá).

• Chỉ huy trưởng cấp Đại đội là Nhất đẳng lục úy (tương đương cấp Đại úy).

• Chỉ huy trưởng cấp Trung đội là Nhị đẳng lục úy (tương đương cấp Trung úy).

• Ngoài ra, ở cấp tiểu đội trưởng do Nhị đẳng lục tào hoặc Tam đẳng lục tào chỉ huy (tương đương với Trung sĩ nhất hoặc Trung sĩ). Ở cấp Trung đội, hỗ trợ huấn luyện cho các binh sĩ có các Nhất đẳng lục tào (tương đương Thượng sĩ) và các Lục tào trưởng (tương đương với Thượng sĩ tham mưu) sẽ cố vấn chiến thuật để hỗ trợ cho các chỉ huy trưởng tiểu đoàn, có quyền hạn và trách nhiệm đứng thứ 3 trong tiểu đoàn sau Tiểu đoàn trưởng và Tiểu đoàn phó.

Hiện tại Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có các đơn vị như sau:

• 8 Sư đoàn Bộ binh (1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10).

• Sư đoàn 7 Thiết giáp.

• 5 Lữ đoàn Bộ binh (5, 11, 13, 14, 15) (được chuyển đổi từ Sư đoàn 5, 11, 13, 14, 15 Bộ binh).

• Lữ đoàn 12 Đột kích không vận (trước đây là Lữ đoàn 12 Bộ binh, được chuyển đổi từ Sư đoàn 12 Bộ binh).

• Lữ đoàn 1 Dù phản ứng nhanh.

• 5 Lữ đoàn Huấn luyện.

• 1 Lữ đoàn Pháo Dã chiến.

• 2 Lữ đoàn Phòng không.

• 4 Lữ đoàn Công binh.

• Lữ đoàn 1 Trực thăng Không vận (gồm 24 phi đoàn trực thăng và 2 trung đội trực thăng chống tăng).

• Lực lượng Tác chiến Phản ứng nhanh Trung tâm Quốc gia Nhật Bản.

Lực lượng Tác chiến Phản ứng nhanh Trung tâm Quốc gia Nhật Bản có quân số hiện tại là 5.400 người gồm có các đơn vị như sau:

  • Bộ Chỉ Huy đặt tại trại Asaka, Nerima, Tokyo có 230 người.

• Lữ đoàn 1 Dù đóng ở trại Narashino, Funabashi, Chiba có 1.900 người.

• Lữ đoàn 1 Trực thăng Không vận (được huấn luyện bởi Trung đoàn 160 Không vận Chiến dịch Đặc Biệt Hoa Kỳ) đóng tại trại Kisarazu, Kisarazu, Chiba có 900 người.

• Trung đoàn Tìm kiếm và Cứu nạn đóng tại trai Utsunomiya, Utsunomiya, Tochigi có 700 người.

• Liên đoàn Lực lượng Đặc Biệt Nhật Bản (được huấn luyện bởi Lực lượng Đặc Biệt và Lực lượng Delta Hoa Kỳ) đóng tại trại Narashino, Funabashi, Chiba có 600 người.

• Trung tâm Phòng vệ Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học đóng tại trại Ōmiya, Kita-ku, Saitama có 155 người.

• Đơn vị Quân y Phòng chống Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học đóng tại trại Asaka, Nerima, Tokyo có 70 người.

• Đơn vị Huấn luyện các hoạt động giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc đóng tại trại KomakadoGotemba, Shizuoka có 80 người.

• Trung đoàn Bộ binh phía Tây (Thủy Quân Lục Chiến) đóng tại trại Sasebo, Nagasaki có 765 người, đơn vị bộ binh hạng nhẹ, phản ứng nhanh, được huấn luyện tác chiến thủy bộ bởi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Các lực lượng quân sự này có nhiệm vụ phòng vệ khắp nơi trên nước Nhật (xem Sơ đồ phân bố các Sư đoàn, Lữ đoàn của quân đội Nhật). Cơ cấu các cấp của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có quy mô rất nhỏ nhưng bù lại tổ chức linh hoạt và trang bị vô cùng tinh vi, hiện đại nhất châu Á.

Ngoài ra, còn có các tổ chức và đơn vị khác:

• Bộ Chỉ Huy Điều phối Nhiên liệu và Nguyên vật liệu Nhật Bản.

• Bộ Chỉ Huy Tìm kiếm và Triển khai trên bộ Nhật Bản.

• Bộ Chỉ Huy Lực lượng Truyền tin Nhật Bản.

• Lực lượng Quân cảnh Nhật Bản.

• Bộ Chỉ Huy Tình báo Quân sự Nhật Bản.

• Bộ Chỉ Huy Phòng vệ Tình báo Nhật Bản (bảo vệ và phản gián).

• Trường Cao đẳng đào tạo sĩ quan tham mưu Lục quân Nhật Bản.

• Trường tuyển chọn và đào tạo sĩ quan Lục quân Nhật Bản.

Phân bố của 5 quân đoàn Nhật Bản, tương ứng với 5 quân khu

Sư đoàn 2 Bộ binh, đóng tại trại Asahikawa, Asahikawa; chịu trách nhiệm phòng thủ Tây Bắc Hokkaido. Lữ đoàn 5 Bộ binh, đóng tại trại Obihiro, Obihiro; chịu trách nhiệm phòng thủ Đông Bắc Hokkaido. Sư đoàn 7 Thiết giáp, đóng tại trại Higashi Chitose, Chitose; chịu trách nhiệm phòng thủ Nam Hokkaido. Lữ đoàn 11 Bộ binh, đóng tại trại Makomanai, Sapporo; chịu trách nhiệm phòng thủ Tây Nam Hokkaido.• Lữ đoàn 1 Pháo binh, đóng tại trại Kita Chitose ở Chitose.• Lữ đoàn 1 Phòng không, đóng tại trại Higashi Chitose gồm Liên đoàn 1 đóng tại trại Higashi Chitose và Liên đoàn 4 đóng tại trại Nayoro ở Nayoro (trang bị Hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk).• Lữ đoàn Huấn luyện Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Higashi Chitose.• Trung đội Công binh, đóng tại trại Minami Eniwa, Eniwa.• Đơn vị tác chiến điện tử số 1, đóng tại Higashi Chitose.• Liên đoàn Truyền tin Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Sapporo.• Liên đoàn Không vận Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Okadama, Sapporo.• Liên đoàn Hỗ trợ Hậu cần Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Shimamatsu, Eniwa.• Phân đội Tài chính Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Sapporo.• Phân đội Quân y Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Makomanai.• Cục Tình báo Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Sapporo.• Ban quân nhạc Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Makomanai.• Bộ chỉ huy công tác huấn luyện hỗ trợ Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Higashi Chitose.• Đại đội Đất đối Hạm và Chống Chiến Xa Quân khu Phương Bắc, đóng tại trại Kutchan, Kutchan (trang bị Hệ thống tên lửa đa năng Type 96).• Tổng kho Tiếp liệu và Tiếp vận, yểm trợ Hậu cần Hokkaidõ, đặt ở trại Shimamatsu, chứa hơn 100.000 tấn đạn dược và nhiên liệu cung cấp cho Quân khu Phương Bắc. Sư đoàn 6 Bộ binh, đóng tại Higashine, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Fukushima, Miyagi, Yamagata. Sư đoàn 9 Bộ binh, đóng tại Aomori, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Akita, Aomori, Iwate.• Lữ đoàn 2 Công binh, đóng tại Shibata.• Lữ đoàn Huấn luyện Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Đơn vị Pháo binh Đông Bắc gồm Trung đoàn 4 Tên lửa Mặt đất, đóng tại Hachinohe (trang bị Tên lửa Đất đối Hạm Type-88) và Tiểu đoàn 130 Pháo binh, đóng tại Sendai (trang bị Hệ thống pháo phản lực đa năng M270).• Liên đoàn 5 Phòng không, đóng ở trại Hachinohe (trang bị Hệ thống Tên lửa MIM-23 Hawk).• Liên đoàn Truyền tin Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Liên đoàn Không vận Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Liên đoàn Hỗ trợ Hậu cần Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Phân đội Tài chính Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Phân đội Quân y Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Cục Tình báo Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Ban quân nhạc Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Bộ chỉ huy công tác huấn luyện hỗ trợ Quân khu Đông Bắc, đóng tại Sendai.• Tổng kho Tiếp liệu và Tiếp vận, yểm trợ Hậu cần Tõhoku, đóng tại Sendai, có chứa hơn 70.000 tấn đạn dược và nhiên liệu cung cấp cho Quân khu Đông Bắc. Sư đoàn 1 Bộ binh, đóng tại trại Nerima, Nerima, chịu trách nhiệm phòng thủ Thủ đô Tokyo và các tỉnh: Chiba, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, ShizuokaYamanashi. Lữ đoàn 12 Bộ binh (Đột kích không vận), đóng tại trại Soumagahara, Shintō, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Gunma, Nagano, NiigataTochigi.• Lữ đoàn 1 Công binh, đóng tại trại Koga, Koga.• Lữ đoàn Huấn luyện Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Takeyama, Yokosuka.• Liên đoàn 2 Phòng không, đóng tại trại Matsudo, Matsudo (trang bị Hệ thống tên lửa Type 3 Chũ-SAMs).• Liên đoàn Truyền tin Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Liên đoàn Không vận Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Tachikawa, Tachikawa.• Liên đoàn Hỗ trợ Hậu cần Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Phân đội Tài chính Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Phân đội Quân y Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Cục Tình báo Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Ban quân nhạc Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Bộ chỉ huy công tác huấn luyện hỗ trợ Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Asaka.• Tổng kho Tiếp liệu và Tiếp vận, yểm trợ Hậu cần Kantõ, đóng tại trại Kasumigaura, Tsuchiura, có chứa hơn 150.000 tấn đạn dược và nhiên liệu cung cấp cho Quân khu Phương Đông. Sư đoàn 3 Bộ binh, đóng tại Itami, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Hyōgo, Kyōto, Nara, Ōsaka, ShigaWakayama. Sư đoàn 10 Bộ binh, đóng tại Nagoya, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Aichi, Fukui, Gifu, Ishikawa, MieToyama. Lữ đoàn 13 Bộ binh, đóng tại Kaita, chịu trách nhiệm phòng thủ khu vực Chūgoku. Lữ đoàn 14 Bộ binh, đóng tại Zentsūji, chịu trách nhiệm phòng thủ khu vực Shikoku.• Lữ đoàn 4 Công binh, đóng tại Uji.• Liên đoàn 8 Phòng không, đóng tại Ono (trang bị Hệ thống tên lửa Type 3 Chũ-SAMs).• Lữ đoàn Huấn luyện Quân khu Trung tâm, đóng tại Ostu.• Liên đoàn Truyền tin Quân khu Trung tâm, đóng tại Itami.• Liên đoàn Không vận Quân khu Trung tâm, đóng tại Yao.• Liên đoàn Hỗ trợ Hậu cần Quân khu Trung tâm, đóng tại Kyoto.• Phân đội Quân y Quân khu Trung tâm đóng tại trại Itami.• Tiểu đoàn Tình báo Quân khu Trung tâm, đóng tại trại Itami.• Tổng kho Tiếp liệu và Tiếp vận, yểm trợ Hậu cần Kansai, đóng tại Uji, có chứa hơn 80.000 tấn đạn dược và nhiên liệu cung cấp cho Quân khu Trung tâm. Sư đoàn 4 Bộ binh, đóng tại Kasuga, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Fukuoka, Nagasaki, ŌitaSaga. Sư đoàn 8 Bộ binh, đóng tại Kumamoto, chịu trách nhiệm phòng thủ các tỉnh: Kagoshima, KumamotoMiyazaki. Lữ đoàn 15 Bộ binh, đóng tại Naha, chịu trách nhiệm phòng thủ tỉnh Okinawa.• Trung đoàn Bộ binh Phía Tây (Thủy Quân Lục Chiến Nhật Bản), đóng tại Sasebo.• Lữ đoàn 5 Công binh, đóng tại Ogõri.• Lữ đoàn Huấn luyện Quân khu Phương Tây, đóng tại Sasebo.• Lữ đoàn 2 Phòng không, đóng tại Iizuka gồm Liên đoàn 3 đóng tại Iizuka và Liên đoàn 7 đóng tại Õmura (trang bị Hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk).• Lực lượng Pháo binh Quân khu Phương Tây gồm Trung đoàn 5 Tên lửa chống Hạm, đóng tại Kumamoto (trang bị Hệ thống tên lửa đối hạm Type 88) và Tiểu đoàn 112 Pháo tự hành (trang bị pháo tự hành M110), Tiểu đoàn 132 Pháo phản lực (trang bị Hệ thống pháo phản lực đa năng M270), cả hai đều đóng ở Yufu.• Liên đoàn Truyền tin Quân khu Phương Tây, đóng tại Kumamoto.• Liên đoàn Không vận Quân khu Phương Tây, đóng tại Mashiki.• Liên đoàn Hỗ trợ Hậu cần Quân khu Phương Tây, đóng tại Yoshinogari.• Phân đội Quân y Quân khu Phương Đông, đóng tại trại Kumamoto.• Tiểu đoàn Tình báo Quân khu Phương Tây, đóng tại trại Kumamoto.• Tổng kho Tiếp liệu và Tiếp vận, yểm trợ Hậu cần Kyũshũ, đóng tại Yoshinogari, có chứa hơn 200.000 tấn đạn dược và nhiên liệu cung cấp cho Quân khu Phương Tây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực_lượng_Phòng_vệ_Mặt_đất_Nhật_Bản http://www.eurocopter.ca/asp/cmNews060407-2.asp http://www.eads.com/1024/en/pressdb/archiv/2005/20... http://www.realclearpolitics.com/articles/2007/03/... http://defendingjapan.wordpress.com/tag/japan-self... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/jptoc.html http://www.mod.go.jp/e/data/data01.html http://www.mod.go.jp/e/data/data03.html http://www.mod.go.jp/e/data/data04.html http://www.mod.go.jp/gsdf http://www.globalsecurity.org/military/world/japan...